Cháo cá lóc rau đắng nổi tiếng đất Mỹ Tho

Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín.

Quán cháo cá lóc có không ít trên khắp mảnh đất miền Tây nên việc ăn một tô cháo cũng dễ dàng. Thế mà sau khi đã ăn được tô cháo ngon trên đất Mỹ Tho, lần sau tôi phải vòng lại để thưởng thức thêm lần nữa cho đã nghiền.

Xem thêm: tour du lich tet về miền Tây, kinh nghiem du lich tet miền Tây
Quán cháo cá nằm trên phố dễ chạy xe qua vì biển hiệu bé tí nhưng được người dân ưa chuộng nên đông khách. Tôi len lỏi rồi cũng kiếm được một chỗ ngồi trong góc. Trên kệ quán hấp dẫn với cả chục con cá lóc (hay cá quả) được chia phần đầu, phần thân cùng rau xanh, thì là, rau đắng. Đang phân vân nhòm xung quanh xem gọi thế nào thì thấy chủ quán bưng ra một đĩa đầu cá nóng hổi với đủ các loại rau ngon. Tôi xin ngay một đĩa giống bàn bên cạnh.



Cháo cá lóc rau đắng dân dã của mảnh đất miền Tây Nam Bộ.

Đĩa đầu cá hấp với thì là, rau đắng cùng hai tô cháo được bưng ra thật hấp dẫn. Nguyên liệu chính là cá lóc đồng, chọn con thật to, làm sạch, ướp gia vị, hấp chín, lọc hết xương, lột da tách thịt cá ra riêng đĩa. Rau đắng đất mọc tự nhiên trong vườn nhà. Cháo được nấu bằng gạo tẻ nở bung hết hạt, ninh thật kỹ.

Tô cháo gồm thịt cá lóc, chút nấm rơm, một ít tương, lạc, giá, rắc một ít tiêu, hành, rau thơm thái nhỏ, ít gừng tươi, ớt, ít chanh. Tô cháo bê ra kèm thêm đĩa rau đắng để ai muốn ăn thêm thì dùng. Cháo cá có thể dùng kèm nước mắm, chút tiêu và ớt để chấm cá, giúp tăng thêm vị ngon ngọt của miếng thịt cá lóc.
Rau đắng hình dáng hơi giống rau ngổ nhưng nhỏ hơn và không phải ai cũng ăn được vì vị đắng. Nhưng với người biết ăn rất dễ trở thành thích, bởi sau vị đắng đến cuống họng lại có vị ngọt. Món rau đắng giúp tô cháo cá thêm đậm đà, ngon miệng. Ăn cháo cá lóc phải có rau đắng mới đúng vị.

Món ăn dân dã, đơn giản với những thực phẩm sẵn có khắp mọi phiên chợ miền Tây. Bát cháo ngon, nóng còn có khả năng giải cảm rất tốt. Tôi xuýt xoa từng thìa cháo ngon, vừa ăn vừa thưởng thức món đầu cá lóc ngon không kém.



Hai tô cháo cùng gói cuốn và đầu cá hấp giá 65.000 đồng.

Cửa hàng cháo bán từ khoảng 15h chiều đến tối muộn. Nhiều người đến mua mang về. Những vị khách ưa nhậu với món đầu cá hấp, thêm chai rượu nút lá chuối là đủ nhâm nhi cả buổi tối. Cháo cá lóc rau đắng ấm lòng du khách khi đêm về.

Bài và ảnh: Lam Linh

Read More...

Về miền Tây thưởng thức món chuột cống nhum quay lu béo mầm

Những người sành điệu về ẩm thực coi thịt chuột là 'nai đồng quê', là một trong những đặc sản được xếp vào hàng tuyệt ngon của miền Tây.

Xem thêm: tour du lich tet về miền Tây, kinh nghiem du lich tet miền Tây
Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc sản mà du khách thoáng nhìn qua thấy 'rợn người' như món thịt chuột. Với người miền Tây, đó là một thú vui ẩm thực, là món thu hút khách du lịch nơi xa. Ai về thăm miền Tây mùa nước nổi đều nhất định phải ăn cho được miếng thịt chuột quay lu mới thỏa.

Khi ngoài đồng đã thu hoạch lúa xong, mùa nước nổi về, chuột không còn chỗ trú ẩn, dạt vào vườn. Vào thời điểm này bà con nông dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu chuẩn bị đồ nghề để bẫy chuột, sôi động nhất là ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang.



Chuột sau khi đã được làm sạch, treo trong lu, quay chín vàng.

Chuột cống nhum là loại chuột lớn, sống đơn độc trên các gò đất giữa đồng. Loài chuột này hung dữ, lông đen xám, nhưng thịt ngon, mềm, nhiều nạc và không tanh. Cống nhum có những con nặng cả cân, đem quay lu vàng ruộm trông như heo sữa.

Cách làm chuột quay lu cũng khá công phu. Chuột quay lu phải là những con mập, còn sống, nhất thiết phải nhổ lông chứ không được cạo. “Làm lông” phải biết “pha nước”, nước sôi quá khiến chuột bị tróc da, còn hơi nguội thì không đủ sức rứt lông ra. Sau khi chuột được làm lông sạch sẽ, để lại da ướp ngũ vị hương, gia vị rồi gài vào móc sắt đem treo giữa lu khạp (lu này dân miền Tây còn gọi là mái đầm), đậy nắp thật kín.

Dưới đáy lu khoét một lỗ thông ra ngoài nền đất âm để bỏ than vào nướng. Sau nửa giờ, giở nắp lu ra trở bề con chuột cho chín đều và đậy nắp lu lại, khoảng 15-20 phút thì lấy ra, thoa một lớp mỡ lên cho da để chuột bóng mướt, vàng ruộm, thơm phức. Thịt chuột phải ăn kèm với xoài băm nhỏ, rau răm, tía tô, húng nhủi, dưa leo chấm muối tiêu chanh mới đúng điệu.

Các quán nhậu miền Tây còn chế biến thêm nhiều món lạ từ thịt chuột như chuột xào lá quít, lá gừng, chuột nướng sả ớt, chuột khìa nước dừa, chuột rô-ti nhưng độc đáo và được ưa chuộng nhất vẫn là món chuột quay lu.



Món thịt chuột hấp dẫn thực khách xa gần.

Cắn miếng thịt chuột, tiếng da kêu giòn rụm và tươm mỡ trong miệng, đưa cay với vài ly rượu đế ta có cảm tưởng như quay ngược thời gian trở về với hương vị của thời khai hoang mở đất.

Loài chuột tuy bị lên án vì sự phá phách của nó nhưng những món ăn thơm ngon bổ dưỡng từ thịt chuột đã góp thêm vào sự đa dạng, phong phú văn hóa ẩm thực ở vùng quê sông nước miệt vườn nói riêng và ẩm thực Việt Nam nói chung. Ai đã một lần ăn thử chắc chắn sẽ còn muốn ăn thêm nhiều lần nữa.

Bài và ảnh: Duyên Mới

Read More...

Những ngôi trường hút khách du lịch ở Đà Lạt

Kiến trúc Đà Lạt từ lâu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi du khách. Và những ngôi trường ở đây luôn là điểm đến yêu thích nhờ vẻ đẹp rất Đà Lạt.

Đại học Đà Lạt

Đại học Đà Lạt là trường công lập đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Nhưng đối với du khách, điểm ấn tượng nhất của ngôi trường nằm ở vị trí và cảnh quan của nó. Trường nằm trên đồi thông thơ mộng, phong cảnh được xếp vào loại đẹp nhất Đông Nam Á.

Đại học Đà Lạt là một trong những trường đại học đẹp nhất Đông Nam Á. Ảnh: dlu.edu.vn

Với diện tích gần 40 ha, hơn 40 công trình lớn nhỏ của Đại học Đà Lạt ẩn mình dưới rừng thông và rải rác dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn lượn, kế bên những con dốc thoai thoải, gợi hình ảnh đặc trưng Đà Lạt. Ngay từ cổng trường du khách đã bị thu hút bởi những hàng thông reo, thảm cỏ trải dài và hòn non bộ xếp chồng bắt mắt.

Không gian trong và ngoài các tòa nhà liên hệ với nhau qua các cửa chính và cửa sổ bằng kính khung gỗ, tạo ra một khung cảnh bình yên và lãng mạn. Với không gian thoáng đãng, trong lành cùng kiến trúc hài hòa, độc đáo, Đại học Đà Lạt không chỉ là nơi lý tưởng để học tập, nghiêm cứu mà chắc chắn sẽ làm hài lòng các du khách ghé thăm.

Địa chỉ: số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương.

Cao đẳng sư phạm Đà Lạt

Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, tiền thân là trường Grand Lycée Yersin có kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Có thể nói trong các trường ở thành phố cao nguyên này, thì Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là nơi hút khách du lich da lat nhất.
Vẻ đẹp cổ kính của Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ảnh: flickr

Điểm nhấn của ngôi trường gạch trần đỏ này nằm ở dãy nhà học chính hình vòng cung với tháp chuông tựa nhà thờ. Đường cong của dãy nhà ôm lấy khoảng sân khá rộng như những cuốn sách đang mở ra, trong khi tháp chuông lợp ngói thạch bản vút cao lên bầu trời như cây bút vươn lên mạnh mẽ, soi bóng xuống mặt Hồ Xuân Hương thơ mộng. Mặc dù ngày nay không còn chuông trong tháp nhưng tháp chuông là nét kiến trúc đặc sắc của vùng Morger, quê hương của Yersin tại Thụy Sĩ. Bởi vậy, sẽ là thiếu sót nếu đến Đà Lạt bạn bỏ qua công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn châu Âu này.

Địa chỉ: số 29 đường Yersin.

Đại học Yersin Đà Lạt

Đại học Yersin Đà Lạt là một trong những cơ sở đào tạo đại học ngoài công lập đầu tiên trên vùng đất Tây Nguyên. Tên trường là sự tôn vinh của những người sáng lập đối với nhà bác học Yersin mà tên tuổi, sự nghiệp đã gắn liền với Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Không gian khoáng đạt của Đại học Yersin Đà Lạt. Ảnh: dalatngaynay

Cũng như nhiều ngôi trường ở đây, Đại học Yersin Đà Lạt được ôm ấp bởi màu xanh ngút ngàn của rừng thông và hoa lá. Từ khuôn viên cho đến các lối đi là những hàng gạch xen lẫn cỏ xanh chạy đều tăm tắp. Những dãy nhà không xây quá cao mà vẫn giữ được nét đẹp cổ điển, đặc trưng của kiến trúc Pháp. Đến đây bạn sẽ được thả hồn vào không gian mơ màng dưới nắng chiều dịu nhẹ cùng làn gió mát vẫy gọi thông reo.

Địa chỉ: số 1 đường Tôn Thất Tùng.

Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lâm Đồng
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Lâm Đồng trước kia là trường nữ tu Couvent des Oiseaux, còn có tên gọi khác là trường Đức Bà Lâm Viên (Notre Dame du Langbian) dành cho các nữ sinh con nhà giàu có của các gia đình người Pháp, Việt Nam, Campuchia và Lào. Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại, là học sinh cũ của trường.

Nam Phương hoàng hậu từng là học sinh của trường. Ảnh: vietnamdiscoveries.

Ngoài những trang lịch sử của ngôi trường nữ trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp, du khách đến đây còn tỏ ra thích thú với vẻ đẹp hội tụ của phong cách kiến trúc cổ điển và hiện đại. Khối lớp học được thiết kế hai tầng, tường ngoài tầng trệt ốp đá với những cửa sổ hình cung gãy, các tầng trên có tường xây gạch và cửa sổ ô vuông.

Cạnh trường còn có một nhà nguyện dành cho khoảng 200 nữ tu với kiến trúc theo kiểu ogival, có một lầu chuông nhỏ. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng sẽ khiến bạn ngẩn ngơ giây lát, khi không gian nội thất bên trong bừng sáng bởi ánh sáng chiếu qua những cửa sổ kính màu được chia ô nhỏ. Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ khu vực trường có kiến trúc đẹp và hài hòa với rừng thông bao bọc xung quanh, tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát.

Địa chỉ: số 2, đường Huyền Trân Công Chúa.

Kim Anh

Read More...

Phút tĩnh tâm ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

tour du lich da lat - Nằm cạnh hồ Tuyền Lâm, Thiền viện là điểm tham quan yêu thích khi du khách đến với thành phố mộng mơ, là nơi bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy những phút giây lắng đọng trong tâm hồn như ở chốn hư không, thanh khiết.

Cùng với Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Xem thêm: cam nang du lich da lat, kinh nghiem du lich da lat

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là điểm đến của du khách muốn tĩnh tâm. Ảnh: diadiemdoday.

Bạn có thể lên Thiền viện bằng hai cách: đường bộ hoặc cáp treo. Từ trung tâm TP Đà Lạt, bạn đi theo quốc lộ 20 xuống đèo Prenn chừng 4 km, có một con đường đá rẽ phải, đầu đường có một tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, đó là đường đi lên Trúc Lâm Thiền viện. Nếu chọn cáp treo, bạn theo đường 3/4 đến đỉnh đồi Robin rồi mua vé lên thẳng Thiền viện.

Bước tới cổng tam quan dưới những rặng thông reo thoang thoảng hương đưa, bạn như trút bỏ hết ưu tư, phiền muộn, tràn ngập tâm trí lúc này chỉ còn cảnh quan thanh khiết tuyệt vời. Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.

Nơi đây bừng lên sắc thắm của muôn loài hoa quý hiếm. Ảnh: commons.

Với nhiều người, đến với Trúc Lâm Thiền viện là dịp hòa mình vào không gian thanh tịnh chốn Thiền môn, để tìm lại bản ngã tâm hồn sau những ồn ào, tất bật đời thường. Bởi thế có nhiều người đến xin tập tu ngắn ngày và được xếp ở nhà khách hai tầng dưới lưng chừng đồi với khu vườn xanh mát. Sớm tối nghe chuông, đọc kinh Phật và ăn cơm chay. Lúc đông nhất, Thiền viện có hàng nghìn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền.

Dù mới được xây dựng, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt thu hút khách du lịch gần xa bởi vẻ đẹp Phật giáo hài hòa kim cổ và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh. Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm dừng chân yêu thích khi du khách đến đây. Ngoài những lúc tham gia các thời khoá sinh hoạt của thiền viện, bạn có thể thư giãn với muôn sắc hoa trong vườn. Rất nhiều loài hoa đẹp và quý hiếm như sim tím, bông gòn Úc, phù dung…được các hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về trồng, khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.

Hồ Tuyền Lâm ngay dưới chân Thiền viện. Ảnh: diadiemdoday.

Từ trên Thiền viện nhìn xuống, 5 nhánh suối đổ về Tuyền Lâm như bàn tay 5 ngón lấp lánh ánh bạc dưới nắng trời. Xa xa là đỉnh voi phục soi bóng xuống hồ như một chứng nhân huyền thoại. Bạn cũng có thể thuê thuyền dạo chơi trên đại dương thu nhỏ - Tuyền Lâm để cảm nhận một Đà Lạt thật khác giữa cao nguyên hùng vĩ.

Ngoài Thiền Viện Trúc Lâm, ở Đà Lạt còn có Tu Viện Bát Nhã, chùa Đại Giác… là nơi bạn cũng có thể xin ở lại ít ngày để tĩnh tâm, hướng Phật.

Kim Anh

Read More...

Du lịch Đà Lạt thu nhỏ trong lòng đất mỏ

tour du lich da lat - Vẻ đẹp trữ tình của hồ nước lớn nhất Quảng Ninh toát lên từ hàng thông xanh mướt, mặt hồ thơ mộng và những ngôi nhà sàn ẩn hiện sau tán lá rừng.

Từ trước đến nay, khách du lịch đến với Quảng Ninh chủ yếu để tham quan các khu du lịch biển như Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô. Nhưng ít ai biết rằng, ngay cửa ngõ vào vùng đất mỏ, Uông Bí cũng có rất nhiều điểm dừng chân lý thú. Một trong số đó là hồ Yên Trung, phường Phương Đông. Đây là hồ nước lớn nhất của Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 40 km.

Đường vào hồ xuyên giữa cánh rừng thông xanh. Ảnh: Quang Dần

Để đến hồ, bạn đi thẳng quốc lộ 18A từ Hà Nội về Thành phố Uông Bí, sẽ thấy tấm biển chỉ vào Yên Trung. Từ đây, bạn chỉ đi thêm hơn một cây số nữa là sẽ tới Yên Trung. Cách đường quốc lộ không xa nhưng bầu không khí trong hồ hoàn toàn khác biệt. Chính những dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo nên không gian thoáng đãng và dễ thở hơn khi đi dần vào khu vực gần hồ.

Theo con đường trải nhựa dẫn vào trong, du khách sẽ có cảm giác như đang lạc bước trên những triền dốc thông reo Đà Lạt. Đâu đâu cũng là màu xanh mát rượi của những tán lá kim. Bởi vậy dù đến vào ngày nắng rực hay lặng gió, bạn cũng sẽ cảm thấy khoan khoái khi hít đầy lồng ngực hương thơm thoang thoảng của lá thông rừng.

Con đường dài lúc này như dài hơn khi từng chiếc xe chậm rãi chạy trên đường, như để đắm chìm trong không gian bình yên, xanh mát. Bỗng chốc, hồ Yên Trung hiện ra trước mắt, thu hút ánh nhìn từ những giây phút đầu tiên.

Mặt hồ phẳng lặng in bóng mây trời, níu chân du khách. Ảnh: blogspot

Lòng hồ rộng mênh mông, lăn tăn con sóng nhỏ. Bao quanh hồ là những ngọn đồi nhấp nhô, cùng rừng thông mã vĩ quanh năm xanh mướt. Khi đứng ở hồ Yên Trung, bạn cũng sẽ thấy vẻ đẹp trữ tình của mặt hồ và bạt ngàn thông reo mát rượi ở đây có lẽ không khác biệt là mấy so với nét nồng nàn, quyến rũ ở hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt. Bởi thế, nhiều du khách đã ví hồ Yên Trung giống như một Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Đông Bắc.

Bỏ lại sau lưng mọi lo toan, suy nghĩ, nhiều du khách đến đây chỉ để tản bộ dưới những bóng mát thông rừng. Đâu đó thấp thoáng bóng dáng của người dân địa phương khai thác nhựa thông. Khung cảnh thanh bình ở Yên Trung giống như một thước phim quay chậm, ngay cả tiếng động cơ xe máy cũng có thể làm xáo trộn cả không gian. Thế nên, khách đến đây thường thuê xe đạp để dạo quanh hồ và tận hưởng khoảnh khắc thời gian trôi thật chậm.

Bạn có thể thuê thuyền đạp nước ra giữa hồ để thưởng ngoạn không gian xanh. Ảnh: uongbi.vn

Nếu muốn cảm nhận thiên nhiên choáng ngợp và tận hưởng cái thú lãng mạn của những cặp tình nhân, bạn có thể thuê thuyền đạp nước ra giữa hồ rồi ngắm lại từ xa. Với phong cách hữu tình, du khách đến hồ Yên Trung ngoài tham quan, vãn cảnh còn lựa chọn nơi đây làm địa điểm cho những chuyến dã ngoại cuối tuần. Người mang theo lều bạt, người mang chút đồ ăn, tổ chức thêm vài trò chơi cho cả nhóm, thế mà tạo nên những giây phút chẳng thể nào quên.

Nếu chưa chuẩn bị cho chuyến đi, bạn cũng có thể yên tâm bởi có một Làng văn hoá du lịch Việt Nam nằm ngay cạnh hồ. Với 20 nhà sàn lớn nhỏ trong làng, bạn sẽ được phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ, ca nhạc và hàng lưu niệm. Nơi đây thu hút khách bởi lối kiến trúc của những ngôi nhà trên cao nguyên Langbiang, càng khiến hồ Yên Trung gần hơn với câu ví “Đà Lạt thu nhỏ” trên đất Quảng Ninh.

Vy An

Read More...

Chợ nổi nét đặc trưng của miền Tây

Người mua muốn thêm một vài trái xoài, cô gái nói "cũng không sao" thấy chúng tôi ngạc nhiên, cô gái mỉm cười: “Trái cây trong vườn mình... bán sao cũng được. Vui vẻ là chính”. Văn hóa chợ nổi, văn hóa sông nước miền Tây là đây chăng?

Người ta vẫn nói: con người thường thích những cái mình không có. Đối với tôi có lẽ đúng. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Phần lớn mọi người nghĩ rằng Hà Nội cái gì cũng nhất.

Riêng tôi lại thích những điều mà Hà Nội không có, hay đúng hơn là những điều Hà Nội thiếu. Nó như một phần cho sự bổ khuyết trong tâm tưởng luôn cầu toàn, trông chờ sự hoàn mỹ của một cô gái thường bị bạn bè coi là đỏng đảnh như tôi.

Hà Nội khiếm khuyết biết bao điều, nào là mùa đông rét như cắt da, cắt thịt; mùa hè oi bức ngột ngạt.... khiến cho những ai từng trải qua đều thấy thèm một chút hơi ấm trong mùa đông và một chút mát dịu trong mùa hè.

Miền Tây đã đem lại điều dịu ngọt đó. Dù thời gian lưu lại nơi này không nhiều, miền Tây vẫn cho tôi sự cảm nhận cùng những rung động sâu sắc. Có thể một ai đó sẽ cho rằng sự thoáng qua này như “Cưỡi ngựa xem hoa” thì làm sao hiểu được miền Tây? Song, tôi luôn thích những cảm nhận rất thật của thuở ban đầu, cái được gọi là ấn tượng.

Ngay khi vừa đặt chân đến Cần Thơ, địa điểm đầu tiên tôi chọn để tới là chợ nổi Cái Răng. Ở Việt Nam, chợ nổi chỉ có ở miền Tây. Tỉnh Cà Mau có chợ nổi Cà Mau. Tỉnh Vĩnh Long có chợ nổi Trà Ôn. Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm. Hậu Giang có chợ nổi Ngã Bảy. Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang. Thành phố Cần Thơ có hai chợ nổi: Phong Điền và Cái Răng.

Chợ nổi là nét đặc trưng văn hóa lâu đời của miền Tây. Ảnh: Phong Lan

Chợ nổi trên sông là một trong những nét đặc trưng ở miền Tây, tồn tại lâu đời và gắn bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa của người dân trong khu vực. Vì vậy khi đến Cần Thơ, du khách phương xa vẫn mong được ngắm một chợ nổi Cái Răng sầm uất, hấp dẫn như nó từng có.

Bằng chút ít kinh nghiệm du lịch của mình, tôi nhờ một đồng nghiệp ở Cần Thơ làm hướng dẫn viên và lo việc ăn ở. Nhờ “thổ địa” có nhiều cái lợi: được hưởng những dịch vụ giá gốc, khỏi “boa” cho “người hướng dẫn”, ít gặp sự phiền nhiễu...

Quả thật, chiếc du thuyền chở đoàn chúng tôi có sức chứa hơn 10 người, với hành trình thành phố Cần Thơ - chợ nổi Cái Răng - khu du lịch Mỹ Khánh, đi từ sáu giờ sáng đến xế chiều mới về mà giá chỉ hơn bốn trăm ngàn đồng.

Là dân “đặc sản” vùng sông nước miền Tây, anh hướng dẫn viên tính toán khá chu đáo, còn hơn cả hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Anh cho biết: “Chợ nổi Cái Răng họp cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là từ mờ sáng đến chín, mười giờ, sau đó thì vãn dần. Muốn tham quan chợ nên đi vào lúc sáu giờ rưỡi, đến nơi bảy giờ, là thời điểm chợ hoạt động nhộn nhịp nhất”.

Đúng như anh dự định, sáu giờ rưỡi du thuyền của chúng tôi xuất phát ở bến Ninh Kiều, bảy giờ đến khu vực chợ nổi Cái Răng. Do ảnh hưởng của câu ca dao: “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” nên tôi cứ tưởng chợ nổi là những cái nhà bè bồng bềnh trên sông, mọi người sẽ đi lại, di chuyển “nhảy nhót” từ nhà bè này sang nhà bè khác để mua sắm.

Khi du thuyền đến gần chợ nổi, tôi bật cười vì nó không giống như những gì mình đã hình dung. Trên một khúc sông rộng, các phương tiện đường thủy như ghe, thuyền, tắc ráng... tụ tập lại mua bán, trao đổi nông sản, trái cây, hàng hóa, thực phẩm, đồ ăn thức uống...

Số lượng ghe thuyền nhiều đến nỗi choán hết cả khúc sông rộng hơn một ki-lô-mét vuông. Thật là tiện lợi cho ghe mua và ghe bán. Sau khi thỏa thuận xong giá cả, ghe mua áp sát vào ghe bán chuyển hàng qua, rất nhanh chóng, an toàn.

Những ghe bán hàng thường neo đậu một chỗ, có khi ba bốn chiếc kết lại thành một mảng lớn, ở giữa chừa những luồng lạch cho các ghe thuyền người mua và khách tham quan đi lại. Trên những lối đi ấy, du khách thỏa sức chụp hình, mua hàng hóa, kể cả mua vé số và ăn quà vặt.

Chúng tôi cùng các du khách khác hứng khởi mua đủ thứ: người trái thơm, người ly cà phê đá, người chục xoài, có người còn cầu may bằng vài tờ vé số.... Người mua cứ mua, người bán cứ bán. Không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Thấy du khách giơ máy ảnh, điện thoại lên chụp, những người bán hàng không né tránh mà nhoẻn miệng cười thật tươi, thật tự nhiên.

Bất chợt, tôi có cảm giác, người mua đến mua chẳng phải để mua mà để hòa mình vào cái không khí tất bật của cảnh mua bán, để chiêm nghiệm một cảm xúc được ấp ủ từ lâu hơn là sự mua bán, trao đổi thuần túy.

Còn người bán thật hồn nhiên, dung dị, không thách giá. Họ phần lớn là dân miệt vườn sông nước miền Tây ở Phụng Hiệp, Ngã Bảy (Hậu Giang), Phong Điền và những địa phương lân cận với Cần Thơ đến bán các loại trái cây, nông sản, đặc sản của vùng.

Từ dáng vẻ, khuôn mặt đến giọng nói của họ đều toát lên sự chân chất, dễ dãi. Ngay cả người bán vé số cũng không mang vẻ chua ngoa của thị thành. Những con người có thể chưa giàu, chưa sang nhưng đã thật sự chiếm được sự cảm mến của du khách tới thăm chợ nổi.

Kiểu bán vé số đậm chất người dân sông nước. Ảnh: Phong Lan

Khi chúng tôi đến gần chiếc thuyền bán xoài, một anh bạn trong đoàn liền bước sang đó và hỏi: “Xoài bán thế nào cô? Bán ký hay bán chục”. Cô gái trả lời: “Trên thuyền khó cân lắm anh ạ. Em bán chục”.

Chục mà cô gái nói là mười sáu quả. Thực tế, người mua muốn thêm một hai quả nữa (tức mười bảy, mười tám quả...) cũng không sao. Thấy tôi ngạc nhiên, cô gái mỉm cười: “Trái cây trong vườn mình... bán sao cũng được. Vui vẻ là chính”. Văn hóa chợ nổi, văn hóa sông nước miền Tây là đây chăng?

Phong cách mua bán của người miền Tây thật thú vị. Đó là cách mua bán rất “thị trường”, nhưng cũng rất văn hóa, rất vui. Đúng như cô gái bán xoài nói: “Trái cây trong vườn mình... bán thế nào chả được. Vui vẻ là chính”.

Những chiếc ghe chở nặng trái cây đặc sản của miệt vườn. Ảnh: Phong Lan

Người miền Tây đã linh hoạt biến chợ nổi thành một môi trường sinh hoạt, giao lưu văn hóa độc đáo. Hình thức họp chợ, cách mua bán của chợ nổi miền Tây cho ta cảm giác na ná như mọi vùng miền trong cả nước. Đến chợ là để mua và bán, nhưng chỉ ở miền Tây mới có cảnh:

“Đạo nào vui bằng đạo đi buôn

Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông”.

Buôn bán trở thành một cái “đạo” thì thật là kỳ diệu! “Đạo”, đừng hiểu lầm là tôn giáo, tín ngưỡng. “Đạo” này thiên về góc độ: đạo lý, triết lý, cách thức, phương pháp như đạo làm người, đạo làm cha, đạo làm con....

Buôn bán trở thành “đạo” chỉ có ở miền Tây. Cái “đạo” đó vượt qua mọi quy định lỗi thời của nền kinh tế tập trung. Nhớ lại thời bao cấp, trong khi các tỉnh thành phía Bắc đều cho rằng những người đi buôn là “gian thương”, thì ở phía Nam, Giám đốc một Công ty Lương thực đi “buôn gạo” từ miền Tây về cứu đói cho dân thành phố.

Các tỉnh ở miền Tây như Long An, An Giang cũng tiến hành mua bán sòng phẳng không chèn ép người nông dân, mua bán theo giá thỏa thuận, phân phối theo giá thị trường và rộng rãi đến mọi người.

Như vậy mua bán chẳng phải cái “đạo” là gì? Nhờ mua bán phải “đạo” nên An Giang - một tỉnh cung cấp hàng hóa nông sản quan trọng bậc nhất ở miền Tây, nơi phát triển mạnh nền kinh tế hàng hóa, là đầu mối giao thương giữa Việt Nam với Campuchia. 

Đất và người miền Tây đã để lại thật nhiều ấn tượng trong tôi. Chiếc du thuyền của chúng tôi lững lờ trong chợ nổi Cái Răng. Một chút bồng bềnh, một chút thi vị lãng mạn như len lỏi trong tâm tưởng vốn nhiều mơ mộng của một cô gái Hà thành như tôi.

Những cánh hoa lục bình tím nhạt gợi lại một chút hoài niệm xa xưa về những con người và vùng đất miền Tây vừa quen vừa lạ này. Hầu như, người miền Tây không bị ràng buộc và phụ thuộc gì, ngoài tình cảm với quê hương, với quá khứ, nên họ dễ tiếp thu và hình thành những tư tưởng, phong cách, văn hoá mới. Nét văn hóa độc đáo đó tồn tại từ hàng trăm năm nay... và đang “di truyền” qua bao thế hệ tiếp nối.

Chiếc du thuyền vẫn bồng bềnh trôi... Tôi không dám lý giải, hoặc không đủ sức để lý giải những tình cảm và sự nhìn nhận của mình. Một sự so sánh chợt đến, dù biết mọi sự so sánh thường ít chính xác và khập khiễng.

Nếu như Hà Nội có vẻ đẹp duyên dáng, tha thướt và cổ kính, thì miền Tây quyến rũ bởi nét mạnh mẽ, phóng khoáng. Hà Nội giống như một người nội trợ đảm đang duy trì sự ổn định của gia đình, còn miền Tây lại giống một người đàn ông gân guốc, cần mẫn, chất phác đầy lo toan cho cuộc sống gia đình phát triển đi lên.

Hà Nội phù hợp với một cuộc sống ổn định, đôi khi là hơi nhàn nhã, ít sự tất bật. Miền Tây, nơi tiếp bước những giấc mơ lập nghiệp, kiếm sống, mưu sinh.

Miền Tây là vùng đất mới, một không gian sông nước, vùng đất cực Nam của Tổ quốc, ở xa mọi ảnh hưởng có nguy cơ bảo thủ, ít chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Hà Nội thì có truyền thống văn hoá lâu đời và đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa trong một thời gian dài.

Miền Tây và Hà Nội còn nhiều điều so sánh lắm. Nhưng tôi phải về thôi. Dù rất yêu miền Tây song Hà Nội chính là ngôi nhà, nơi gia đình tôi đang sinh sống, nơi trú ngụ cuối cùng khi mình cô đơn nhất. Còn miền Tây là hoài niệm, là khát khao... Có lẽ tôi sẽ nhớ miền Tây thật nhiều!

Phong Lan

Read More...